0942 391 917 - 0964 79 97 79

BẢO HỘ NHÃN HIỆU - NHU CẦU THIẾT YẾU

Trước nền Kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều sản phẩm – dịch vụ cùng loại mang tính cạnh tranh cao. Để chiếm được vị thế trên thị trường bên cạnh việc đầu tư, cố gắng hoàn thiện cho ra những sản phẩm – dịch vụ đầy đủ về số lượng và chất lượng tạo được uy tín đối với khách hàng, người tiêu dùng thì việc xây dựng một thương hiệu để người tiêu dùng luôn nhớ đến và tin tưởng là việc làm cần thiết đối với mỗi Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một trong các bước đầu tạo dựng nên thương hiệu đó là phải có Nhãn hiệu được bảo hộ.

Vậy nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) thì: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Theo điều 785 Bộ Luật Dân sự thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.

Ví dụ: Nhãn hiệu giầy dép Nike của Tập đoàn Nike; Toyota của công ty Toyota hay dịch vụ giải trí Vinpearlland của tập đoàn Vingroup.  

                                                   

Tại sao bảo hộ Nhãn hiệu là việc cần thiết?

Thứ nhất, trong thị trường có nhiều hàng hóa cùng loại với nhau. Điều đó sẽ không tránh khỏi việc người khác lợi dụng, “ăn cắp” Nhãn hiệu của công ty bạn để bán hàng, gây nhầm lẫn cho khách hàng, người tiêu dùng. Trên thực tế đã có không ít Doanh nghiệp lâm vào tình trạng như vậy, thí dụ: Nhãn hiệu gà rán KFC từng bị một công ty khác ở nước ngoài “mượn” thành KFG và trang trí màu sắc, kiểu cách giống hệt Nhãn hiệu gà rán KFC nổi tiếng trên thế giới.

                                   

Cửa hàng KFC “thật”                                                                                                    Cửa hàng “KFG” giả mạo

Việc bị người khác “mượn” hình ảnh, nhãn hiệu không xin phép gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến thương mại. Khách hàng sẽ bị nhầm lẫn hay thậm chí nghĩ rằng đó chính là sản phẩm, hàng hóa của công ty bạn.

Chính vì vậy, Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm nhất có thể, thậm chí ngay từ khi sản phẩm - dịch vụ của bạn mới chỉ là ý tưởng, dự án sơ khai. Có thể sau này, khi thương hiệu của bạn đã lớn mạnh bạn mới nghĩ đến việc đi đăng ký thì đã quá muộn. Bởi trong quá trình tạo dựng thương hiệu đã bị người khác lấy cắp Nhãn hiệu để đăng ký. Mặt khác việc tạo dựng thương hiệu luôn phải đi cùng với bảo hộ Nhãn hiệu.

Một khi Nhãn hiệu đã được bảo hộ thì khi xảy ra tình trạng nói trên bạn có thể:

Theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết việc xử lý vi phạm hành chính trong làm việc sở hữu công nghiệp, mỗi hành vi vi phạm có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền, ngoài ra có thể bị tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định; Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm

Thứ hai, việc bảo hộ Nhãn hiệu không chỉ tránh việc bị người khác giả mạo còn Mang lại lợi nhuận. Một nhãn hiệu hàng hóa - dịch vụ có tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp từ việc nhượng quyền hoặc bán nhãn hiệu đó. Thủ tục nhượng quyền hay mua bán nhãn hiệu bắt buộc phải có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu để chứng minh chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu.

Chính vì vậy, đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu là biện pháp hữu hiệu và cấp thiết để Doanh nghiệp tự bảo vệ thương hiệu , tài sản trí tuệ của mình.